Giới thiệu Ô ăn quan CHÍNH HÃNG Sato - Đồ chơi cờ ô ăn quan trí tuệ tiên lợi, sạch sẽ cho bé
Ô ĂN QUAN chính hãng Sato làm bằng nhựa ABS cao cấp, thổi hồn việt vào sản phẩm, chất lượng, uy tín 1.Trò chơi giúp trẻ : + Phát triển tư duy và khả năng phán đoán + Tăng khả năng ghi nhớ, phân loại và tính toán + Rèn luyện tính kiên trì + Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm + Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM 2. Kết cấu 2.1. Bàn cờ Bàn cờ được kẻ hình chữ nhật, gồm 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Các ô này gọi là ô “dân” Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật là 2 hình vòng cung, hướng ra phía ngoài. Hai ô bán nguyệt được gọi là ô “quan” 2.2. Quân số Bộ cờ gồm có 52 quân trong đó gồm: + 50 quân nhỏ (gọi là quân dân) được chia đều vào 10 ô “dân” (hình vuông). Mỗi ô “dân” có 5 quân + 2 quân lớn (gọi là quan) được chia đều vào 2 ô “quan” (hình vòng cung). Mỗi ô có 1 quan 3. Hướng dẫn chơi + Bàn cờ dành cho 2 người chơi, mỗi người ngồi 1 bên cạnh dài của hình chữ nhật và chỉ kiểm soát những ô phía bên của mình. + Người thắng cuộc trong trò chơi là người có số “dân” quy đổi nhiều hơn. Một quân “quan” được quy đổi thành 5 quân “dân” + Người thực hiện lượt chơi đầu tiên được xác định bằng cách “oẳn tù xì” hoặc 2 người chơi tự thoả thuận với nhau. Mục đích trò chơi: Người chơi chờ đến lượt của mình để thực hiện việc di chuyển quân “dân” theo hướng mà người chơi đã tính toán để ăn được nhiều quân của đối phương. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân ở 1 trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý: Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: + Nếu liền sau đó là một ô chứa quân, người chơi tiếp tục rải quân xuôi chiều + Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. + Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. + Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. + Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. + Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt. #oanquan