Cờ vây nam châm Quân cờ vây với hai màu đen trắng, kích thước vừa tay, cho bạn cảm giác cầm thoải mái cùng kích thước nhỏ gọn nên bạn có thể mang theo trong những chuyến đi chơi.
Hai màu đen trắng, kích thước vừa tay, cho bạn cảm giác cầm thoải mái cùng kích thước nhỏ gọn nên bạn có thể mang theo trong những chuyến đi chơi Bàn cờ được thiết kế thông minh giúp bạn có thể chơi được cờ ô quan, cờ nhảy, cờ caro..., đưa trẻ nhỏ về với những trò chơi truyền thống quen thuộc Sản phẩm giúp trẻ định hình về tư duy logic đơn giản và phân biệt cơ bản về các trò chơi dân gian Sản phẩm nhỏ gọn tiện lợi và dễ mang theo bên mình Là món quà vô cùng ý nghĩa để bạn dành tặng cho những người thân yêu xung quanh mình
Mục đích của ván cờ Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất". Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi.
Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua, mỗi điểm trong vùng đất sẽ được tính là một "mục" và ai nhiều "mục" hơn sẽ thắng.
Trước khi đếm "đất" hai bên trao trả "tù binh" (những quân cờ bị bắt) rồi đặt các "tù binh" vào "đất" của mình, như vậy số "mục" của mỗi phe sẽ bị giảm nhiều nếu phe đó có nhiều quân bị bắt làm tù binh. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm năm mục rưỡi do bên Trắng luôn là bên đi sau.