Giới thiệu 1kg Phân Lân để ủ phân + bón gốc, hạ phèn khử chua đất
**THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG (%) -P2O5 : 15-17 -CaO : 26-34 - MgO : 14-18 - SiO2 :24-30 Và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co... -------------------------------------------------------------------------------------------- **Công dụng: Giúp cây phát triển bộ rễ, giúp đất hạ phèn, khử chua. – Lân (P) tạo nên nhân tế bào nên rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả. – Tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp. – Ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh. – Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc. – Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. – Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm. ------------------------------------------------------------------------------------------ **Cách bón phân Lân cho cây trồng đạt hiệu quả Phân lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như lân có thể dùng bón thúc. Tùy loại đất chua ít hay nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp. +Lân được sản xuất chủ yếu theo 2 cách (dùng axit sunphuric đặc để khử quặng nên lân này có PH từ 4 – 4,5 gây chua đất. Nên không thích hợp bón cho đất chua, thích hợp bón cho đất hơi chua hoặc trung tính. Nếu bón trên đất chua phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy). + Lân nung chảy có tính kiềm (PH = 8 – 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân. Nên thích hợp bón cho đất phèn, đất bạc màu.
Do đó cần kiểm tra để biết đất ruộng là chua, trung tính hay kiềm mà chọn lân nào cho thích hợp.
Bón quá nhiều lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên thường bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu. – Bón lân nên kết hợp với phân chuồng. Tốt nhất lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất.
* Lưu ý: Khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô. Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt. #phanbon #supelan #phanlan #lan